Trọng tài viên là gì? Quy định về trọng tài viên theo Luật trọng tài thương mại?

1. Trọng tài viên là gì?

Trọng tài viên là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện do pháp luật quy định được các bên tranh chấp lựa chọn hoặc được chỉ định để giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài được quy định tại Luật trọng tài thương mại.

2. Điều kiện để trở thành trọng tài viên:

Trở thành Trọng tài viên là một hướng đi đầy tiềm năng đối với những người học luật. Vậy, tiêu chuẩn nào để trở thành trọng tài viên thương mại? 

Điều 20, Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định các tiêu chuẩn của trọng tài viên như sau: 

Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;

– Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;

– Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu thứ hai cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.”

Tuy nhiên, đây chỉ là những điều kiện cần. Những người có đủ các điều kiện trên nhưng thuộc các trường hợp sau thì không được trở thành trọng tài viên: 

“- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;

– Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.”

Ngoài các điều kiện trên, trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn Luật Trọng tài thương mại đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.

Theo Điều lệ VIAC, điều kiện trở thành Trọng tài viên VIAC gồm:

1. Điều kiện chung

a) Tuổi từ 30 đến 70;

b) Tốt nghiệp đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ tám năm trở lên, trừ trường hợp chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm;

c) Cam kết giải quyết vụ kiện một cách độc lập, khách quan, công bằng và nhanh chóng;

d) Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của Trung tâm; nỗ lực cống hiến vì sự phát triển của Trung tâm.

2. Điều kiện bổ sung

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 trên đây, cá nhân nộp đơn đề nghị xét kết nạp làm Trọng tài viên phải đáp ứng thêm một trong các điều kiện sau đây:

a) Đã là Trọng tài viên trong ba vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài trước đó, hoặc

b) Có tên trong danh sách Trọng tài viên của một tổ chức trọng tài được công nhận trên thế giới và đã tham gia giải quyết ít nhất là một tranh chấp tại tổ chức này, hoặc

c) Có giới thiệu của hiệp hội nghề nghiệp trong phạm vi toàn quốc, hoặc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, hoặc

d) Được ít nhất một thành viên trong Ban điều hành Trung tâm giới thiệu.

3. Chỉ định thay đổi trọng tài viên đối với trọng tài vụ việc:

Tòa án là cơ quan xét xử của nhà nước, nhân danh nhà nước ra các bản án quyết định buộc các đương sự phải thi hành. Tòa án là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước có quyền nhân danh quyền lực công xét xử các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính của mình Tòa án được quy định thêm chức năng hỗ trợ hoạt động trọng tài khi các bên tranh chấp yêu cầu. Nhân danh quyền lực nhà nước, Tòa án thực hiện vai trò hỗ trợ trọng tài giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp mà tòa án không thể tự tháo gỡ

Theo quy định pháp lệnh trọng tài , Tòa án hỗ trợ hoạt động trọng tài thông qua biện pháp sau:

Về nguyên tắc, bên nguyên đơn và bên bị đơn có quyền lựa chọn hoặc thành lập hội đồng trọng tài gồmba trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài chỉ có 1 trọng tài viên duy nhất để giải quyết tranh chấp cho mình. Tuy nhiên đối với hình thức trọng tài vụ việc, nếu bị đơn không chọn được trọng tài viên hoặc 2 trọng tài viên được chọn và chỉ định không chọn được trọng tài viên thứ 3, hoặc các bên đương sự không chọn được trọng tài viên duy nhất thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định trọng tài viên 

Quy định này nhằm tránh bế tắc trong tố tụng trọng tài, đồng thời  đảm bảo vụ tranh chấp sẽ được trọng tài giải quyết. Bởi vụ tranh chấp đã được các bên thỏa thuận giải quyết theo thủ tục trọng tài, Tòa án không thụ lý giải quyết. Trong trường hợp này nếu vì lý do không thành lập được hội đồng trọng tài hoặc không chọn được trọng tài viên duy nhất mà tranh chấp đó không được giải quyết thì sẽ không được giải quyết tại Tòa án.

Vì thế, quyền lợi các bên tranh chấp không được đảm bảo, đặc biệt bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm. Do đó, hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động trọng tài trong việc chỉ định, thay đổi trọng tài viên là hết sức cần thiết.

Tương tự như vậy, trong quá trình giải quyết tranh chấp mà trọng tài viên cần thay đổi theo yêu cầu của 1 bên do nhiều lý do như trọng tài viên có khả năng sẽ thiếu khách quan do quan hệ của trọng tài viên với 1 bên nào đó hoặc bởi sự liên hệ của người này với đối tượng của việc giải quyết tranh chấp hay có thể là các nhân tố không mong muốn:ốm đau, tai nạn…dẫn đến việc trọng tài viên không thể tiếp tục nhận nhiệm vụ của mình. Pháp lệnh quy định thẩm quyền quyết định sẽ thuộc về các trọng tài viên còn lại của Hội đồng trọng tài.

Tuy nhiên trong 1 số trường hợp họ không quyết định được như trọng tài cần thay là chủ tịch Hội đồng trọng tài, 2 người còn lại không đồng ý, 1 người còn lại không đồng ý…lúc này tố tụng trọng tài bị gián đoạn và nếu không thể quyết định việc thay đổi trọng tài và bổ khuyết chỗ trống thì việc giải quyết tranh chấp không thể được tiến hành trong điều kiện thiếu trọng tài viên. Chính vì vậy, lúc này sự tham gia của Tòa án là 1 giải pháp tối ưu để khai thông tố tụng trọng tài.

4. Thủ tục thông báo thay đổi danh sách trọng tài viên:

Các trường hợp phải thay đổi trọng tài viên được quy định tại khoản 1 điều 42 của Luật trọng tài thương mại 2010.

1. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây:

a) Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên;

b) Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp;

c) Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan;

d) Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản.

Trình tự thực hiện được quy định tại khoản 2 điều 19 của Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại 2010.

Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài thay đổi danh sách Trọng tài viên, thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài đăng ký hoạt động.

Cách thức thực hiện: Thông báo trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Thành phần hồ sơ: Thông báo thay đổi danh sách sách trọng tài viên của Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu số 18/TP-TTTM).

Số lượng hồ sơ: 01 Thông báo.

Thời hạn giải quyết:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Bổ trợ tư pháp.

Cơ quan phối hợp (nếu có):

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Thông báo thay đổi danh sách sách trọng tài viên của Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam (Mẫu số 18/TP-TTTM).

Lệ phí (nếu có): Không

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố và cập nhật danh sách trọng tài viên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Được quy định tại k3 Điều 19 của Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn  một số điều của Luật trọng tài thương mại 2010.

5. Nguyên đơn có quyền lựa chọn trọng tài viên cho bị đơn không?

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty sản xuất bánh A ký hợp đồng mua 10.000 tấn bột mỳ từ công ty B (15/5/2013), tháng 6 sau khi đưa lô hàng vào sản xuất, công ty A phát hiện có 2.000 tấn bột mì vón cục không đạt chất lượng như thỏa thuận. Do không đủ nguyên liệu để sản xuất nên công ty A không đủ sản phẩm phân phối cho thị trường thua lỗ khoảng 2 tỉ đồng. Công ty A gửi đơn khởi kiện công ty B ra Trung tâm trọng tài.

Trong hợp đồng hai bên đã thỏa thuận mọi tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết tại trung tâm trọng tài. Câu hỏi: Sau hơn một tháng kể từ ngày công ty B nhận được đơn khởi kiện, công ty B vẫn không tìm được trọng tài viên cho mình. Như vậy, công ty A có quyền yêu cầu lựa chọn trọng tài viên cho công ty B hay không?

Theo  Khoản 1 Điều 40 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định về việc lập Hội đồng trọng tài vụ việc như sau: Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, việc  thành  lập Hội đồng trọng tài vụ việc được quy định như sau: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn Trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết Trọng tài viên mà mình chọn. Hết thời hạn này, nếu bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình chọn và các bên không có thoả thuận khác về việc chỉ định Trọng tài viên, thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

Như vậy, sau hơn một tháng kể từ ngày công ty B nhận được đơn khởi kiện, công ty B vẫn không tìm được trọng tài viên cho mình, nếu hai bên không có thỏa thuận trước về việc chỉ định Trọng tài viên, thì công ty B có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho công ty B. Việc yêu cầu này được quy định tại Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật trọng tài thương mại 2010:

Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc quy định tại Điều 41 Luật Trọng tài thương mại 2010.

“* Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thì Tòa án thực hiện việc chỉ định Trọng tài viên khi có yêu cầu trong các trường hợp sau đây:

– Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn mà bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên mà mình lựa chọn, nếu nguyên đơn có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;

– Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, khi hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, mà các bị đơn không thống nhất được việc chọn Trọng tài viên, nếu một hoặc các bên có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn;

– Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định mà các Trọng tài viên này không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài, nếu một hoặc các bên có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài cho các bên;

– Trường hợp các bên thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên duy nhất mà đã hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên.

* Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phân công một Thẩm phán chỉ định Trọng tài viên. Tòa án có thẩm quyền thông báo ngay cho các bên tranh chấp, Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc được lựa chọn về việc thụ lý vụ việc và Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc.

* Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán xét đơn yêu cầu chỉ định Trọng tài viên mà không phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu, không phải triệu tập các bên tranh chấp.”

* Khi xét đơn yêu cầu, Thẩm phán căn cứ vào quy định tại Điều 20 và Điều 21 Luật trọng tài thương mại 2010, danh sách Trọng tài viên của các tổ chức trọng tài hoạt động tại Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Luật trọng thương mại 2010, khoản 4 Điều 2 và Điều 19 của Nghị định 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Trọng tài thương mại và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định. Quyết định chỉ định Trọng tài viên của Tòa án được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

* Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Hội đồng trọng tài, Trọng tài viên Trọng tài vụ việc.

Như vậy công ty A có quyền yêu cầu Tòa án lựa chọn trọng tài thương  mại cho công ty B theo quy định của pháp luật. 

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

Luật trọng tài thương mại năm 2010.

Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0981300922