Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương

Hoạt động ngoại thương là khái niệm để chỉ hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan. Dưới đây là những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật.

1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương:

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương. Bao gồm các hành vi sau đây:

  • Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý ngoại thương, thực hiện hành vi cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, cản trở hoạt động kinh doanh nhập khẩu hợp pháp, thực hiện các hành vi xâm phạm đến quyền tự do kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017;

  • Áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền, không đúng thủ tục và quy trình theo quy định của pháp luật;

  • Thực hiện hành vi tiết lộ thông tin bảo mật của các thương nhân trái quy định của pháp luật;

  • Tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu các loại hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu, các loại hàng hóa bị tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa bị tạm ngừng nhập khẩu (ngoại trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017); các loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tuy nhiên không có giấy phép, không đáp ứng đầy đủ điều kiện; các loại hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu theo quy định của pháp luật; các loại hàng hóa không thực hiện thủ tục hải quan hoặc có hành vi gian lận về số lượng, gian lận về chủng loại, về khối lượng, về xuất xứ hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; các loại hàng hóa theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có tem hàng hóa tuy nhiên không được dán tem;

  • Xuất nhập khẩu hàng hóa vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật quản lý ngoại thương năm 2017;

  • Có hành vi gian lận, làm giả các loại giấy tờ, tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.

2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương. Bao gồm các nguyên tắc sau:

  • Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo nội dung trong các FFiều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

  • Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, công bằng, khách quan, vô tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu quốc tế, gắn xuất khẩu với quá trình quản lý nhập khẩu;

  • Đảm bảo thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và theo nội dung tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương:

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật quản lý ngoại thương năm 2017 có quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương. Theo đó:

(1) Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương.

(2) Bộ Công thương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giúp đỡ cho Chính phủ trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về ngoại thương, đồng thời có trách nhiệm và quyền hạn như sau:

  • Trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt, ban hành kế hoạch, chiến lược, chính sách trong quá trình quản lý, phát triển lĩnh vực ngoại thương, phát triển thị trường khu vực và thị trường thế giới phải tiến hành hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ đổi mới, quyết định việc thực hiện một số biện pháp quản lý trong lĩnh vực ngoại thương theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương;

  • Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý ngoại thương;

  • Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức kiểm tra đánh giá, kiểm soát quá trình thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực ngoại thương và kiểm soát quá trình áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật;

  • Cung cấp các thông tin, giấy tờ tài liệu liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật về vấn đề tiếp cận thông tin;

  • Quản lý hoạt động của các tổ chức có chức năng xúc tiến thương mại nước ngoài được đặt trên lãnh thổ của Việt Nam;

  • Chỉ đạo về nghiệp vụ đối với các đại diện thương mại thuộc cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đặt trên lãnh thổ nước ngoài (hay còn được gọi tắt là đại diện thương mại);

  • Giúp đỡ cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quá trình tham gia vào hoạt động đàm phán, điều phối, ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương; đàm phán mở cửa đối với các thị trường xuất khẩu, xử lý các rào cản đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong phạm vi chức năng thẩm quyền của mình, giám sát quá trình thực hiện Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

  • Tham mưu và giúp đỡ cho Chính phủ trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp về vấn đề áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương;

  • Thanh tra kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý ngoại thương theo thẩm quyền và theo chức năng;

  • Thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuộc phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.

(3) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có một số trách nhiệm sau đây:

  • Chủ trì và phối hợp đàm phán điều ước quốc tế, tham gia vào quá trình giám sát việc thực hiện cam kết của các đối tác, xử lý các rào cản đối với các loại hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi thẩm quyền và chức năng của mình; quản lý ngoại thương và phát triển hoạt động quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo và chia sẻ đầy đủ thông tin liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật;

  • Bộ Tài chính sẽ chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để xây dựng, trình lên cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn và kiểm tra quá trình thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, phí, lệ phí đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu; phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cá nhân và tổ chức có liên quan trong quá trình xây dựng pháp luật, xây dựng chính sách liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Về quản lý ngoại thương và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; chỉ đạo cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát, thống kê các loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan;

  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, phối hợp với các cá nhân và tổ chức có liên quan trong quá trình xây dựng, đưa ra đề xuất, tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch an toàn thực phẩm và một số biện pháp khác nhằm mục đích phát triển hoạt động ngoại thương thuộc phạm vi quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật;

  • Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cá nhân và các tổ chức có liên quan trong quá trình đưa ra đề xuất, tổ chức thực hiện và xây dựng biện pháp kiểm dịch y tế ở khu vực biên giới, an toàn thực phẩm và một số biện pháp khác nhằm mục đích phát triển hoạt động ngoại thương thuộc phạm vi quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật;

  • Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cá nhân và tổ chức có liên quan trong quá trình đưa ra đề xuất, tổ chức thực hiện và xây dựng biện pháp kĩ thuật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật.

(4) Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phạm vi quyền hạn của mình có một số trách nhiệm sau đây:

  • Thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương tại các địa phương theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương và theo phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ;

  • Chủ trì và phối hợp với các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình đưa ra đề xuất về các dự án, đề án phát triển hoạt động ngoại thương tại các địa phương thuộc phạm vi quản lý của mình;

  • Duy trì và cập nhật đầy đủ thông tin lên Hệ thống thông tin về quản lý xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại;

  • Chủ trì và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong vấn đề quản lý ngoại thương tại địa phương;

  • Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất nhằm mục đích phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương tại địa phương.

THAM KHẢO THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0981300922